Lịch sử Nhà ngục Đăk Mil

Lịch sử Nhà ngục Đăk Mil gắn liền với sự kiện lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột-một di tích Quốc gia đã được công nhận ngày 10/7/1980 theo quyết định số 92/ B.VHTT.

Năm 1940, phong trào Cách mạng nổ ra  khắp nơi trong cả nước, do số lượng tù chính trị tại Nhà đày Buôn Ma Thuột ngày càng đông và để phục vụ thi công tuyến đường xuyên qua cao nguyên M’Nông bên cạnh nhà tù Buôn Ma Thuột thực dân Pháp còn cho xây dựng Nhà ngục Đăk Mil (nay thuộc huyện Đăk MilĐăk Nông) giữa một khu rừng già, nơi rừng thiêng nước độc dùng để giam tù chính trị. Nhà ngục Đăk Mil trở thành một cơ sở cách mạng trên địa bàn huyện và đã chứng kiến nhiều lần vượt ngục của những người chiến sĩ Cộng sản Việt Nam

Từ năm 1940 đến 1943, nơi đây đã giam giữ hàng trăm lượt chiến sĩ cộng sản, có thời điểm lên đến 120 người. Các chiến sĩ cách mạng bị đày ở Nhà ngục Đăk Mil từ năm 1941 đến năm 1943: Chu Huệ, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Tạo, Trần Hữu Doánh, Trương Vân Lĩnh, Nguyễn Khải, Trần Tống, Lê Nam Thắng ….[3]

Cuối năm 1943 người Pháp chuyển toàn bộ số tù ở đây về nhà ngục Buôn Ma Thuột và cho phá hủy ngục Đăk Mil.